• logo
  • CÂY GIỐNG CAO SU CHẤT LƯỢNG CAO

Close

Nhận biết và phòng trị bệnh phấn trắng trên cây cao su

Bệnh phấn trắng là một trong những bệnh lá nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng trên cây cao su. Đặc biệt là vườn cây kinh doanh.

Bạn nên xem xét các đặc điểm nhận dạng dưới đây để có thể phòng trị kịp thời nếu vườn cây bị nhiễm bệnh phấn trắng.

Thời điểm xuất hiện bệnh
Bệnh phấn trắng thường phát sinh gây hại cho các vùng trồng cao su vào giai đoạn tháng 1 – 3 hàng năm là mùa cao su thay lá, do lá non rất dễ nhiễm bệnh, cộng với điều kiện thời tiết sương mù nhiều, nhiệt độ thấp, rất thuận lợi cho nấm phát triển.

Biểu hiện nhiễm bệnh phấn trắng
Khi vườn cây bị nhiễm bệnh phấn trắng trong giai đoạn ra lá non (1-10 ngày tuổi), lá sẽ bị rụng nhiều lần cây sẽ bị mất sức, giảm sinh trường do phải tập trung dinh dưỡng để tái tạo tầng lá mới. Mặt khác, điều này sẽ làm kéo dài thời gian ra lá mới dẫn đến cạo trễ, thời gian cạo lấy mủ trong năm sẽ bị rút ngắn lại, dẫn đến giảm sản lượng vườn cây.

Nếu lá bị nhiễm trong giai đoạn lá hơn 10 ngày tuổi, lá nhiễm bệnh không bị rụng mà toàn bộ phiến lá bị biến dạng để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ, ban đầu có màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu nâu trên phiến lá, hàm lượng diệp lục trong lá bệnh sẽ thấp, dẫn đến hiệu suất quang hợp sẽ bị giảm và như vậy năng suất chắc chắn sẽ bị sụt giảm rất nhiều.

Bệnh phấn trắng

Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng
Tác nhân gây bệnh do nấm Oidium heveae Steinm, ngoài ra còn có tên Acrosporium heveae (Steinm.) Subramanian. Do bào tử nấm thường phát triển thành các sợi tơ nấm màu trắng nên được gọi là bệnh phấn trắng.

Phòng trị bệnh phấn trắng
Đối với tất cả loại bệnh phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn trị bệnh. Đối với cây cao su

  • Bón phân đầy đủ, tăng cường phân bón vào cuối mùa mưa, nhất là đạm và kali để cây có đầy đủ dinh dưỡng khi ra lá mới, lá sớm ổn định, vượt qua giai đoạn mẫn cảm với bệnh.
  • Thu hoạch mủ hợp lý, không thu hoạch mủ quá độ làm cây suy kiệt, chống chịu bệnh kém.
  • Ưu tiên trồng những giống cao su kháng bệnh tốt cho vườn cây. Ví dụ như RRIV 103, RRIV 115, RRIV 209 Tuy nhiên cũng cần tham khảo cơ cấu giống khuyến cáo để quyết định.
  • Phun phòng trước mùa dịch bệnh.
  • Thuốc trị bệnh phấn trắng
  • Thuốc điều trị bệnh phấn trắng chủ yếu mang các hoạt chất hexaconazole, carbendazim, diniconazole, …

Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến để trị bệnh phấn trắng trên cây cao su.

Anvil 5SC
Thành phần chính là hoạt chất hexaconazole 50g/L.
Cách sử dụng: Phun với nồng độ 0,2%.
Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Phun thuốc lần đầu khi 10 – 15% số cây trên vườn có lá non nhú chân chim. Lá chưa nhiễm bệnh hoặc mới nhiễm ở mức rất nhẹ (cấp 1). Không phun khi trên 50% số cây trên vườn có lá giai đoạn xòe rũ (màu xanh nhạt) đã nhiễm bệnh từ cấp 2 trở lên. Phun bình quân 2 lần cách nhau 10 ngày. Nếu gặp điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận, lá chưa ổn định, cần phun thêm lần 3. Việc đảm bảo đúng chu kỳ phun 10 ngày/lần cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác phòng trị bệnh.
Đúng cách: phun phủ đều toàn bộ tán lá, phun thuốc trong khoảng thời gian trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối), không phun thuốc vào thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao.
Đúng liều lượng: 400 – 700 lít/ha tùy thuộc loại máy phun và mật độ lá trên tán.

Vixazol-275SC
Thuốc trị nấm Vixazol 275SC
Thành phần chính là hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole.
Cách sử dụng: Phun với nồng độ 0,2%.
Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Phun thuốc lần đầu khi 10 – 15% số cây trên vườn có lá non nhú chân chim. Lá chưa nhiễm bệnh hoặc mới nhiễm ở mức rất nhẹ (cấp 1). Không phun khi trên 50% số cây trên vườn có lá giai đoạn xòe rũ (màu xanh nhạt) đã nhiễm bệnh từ cấp 2 trở lên. Phun bình quân 2 lần cách nhau 10 ngày. Nếu gặp điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận, lá chưa ổn định, cần phun thêm lần 3. Việc đảm bảo đúng chu kỳ phun 10 ngày/lần cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác phòng trị bệnh.
Đúng cách: phun phủ đều toàn bộ tán lá, phun thuốc trong khoảng thời gian trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối), không phun thuốc vào thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao.
Đúng liều lượng: 400 – 700 lít/ha tùy thuộc loại máy phun và mật độ lá trên tán.
Sumi-Eight 12.5WP
Sumi-Eight 12.5WP
Thuốc trị nấm Sumi Eight 12.5WP
Thành phần chính là hoạt chất diniconazole.
Cách sử dụng: Phun với nồng độ từ 0,05% – 0,1%.
Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Phun thuốc lần đầu khi 10 – 15% số cây trên vườn có lá non nhú chân chim. Lá chưa nhiễm bệnh hoặc mới nhiễm ở mức rất nhẹ (cấp 1). Không phun khi trên 50% số cây trên vườn có lá giai đoạn xòe rũ (màu xanh nhạt) đã nhiễm bệnh từ cấp 2 trở lên. Phun bình quân 2 lần cách nhau 10 ngày. Nếu gặp điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận, lá chưa ổn định, cần phun thêm lần 3. Việc đảm bảo đúng chu kỳ phun 10 ngày/lần cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác phòng trị bệnh.
Đúng cách: phun phủ đều toàn bộ tán lá, phun thuốc trong khoảng thời gian trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối), không phun thuốc vào thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao.
Đúng liều lượng: 400 – 700 lít/ha tùy thuộc loại máy phun và mật độ lá trên tán.

Kumulus 80DF
Bột lưu huỳnh hoà tan Kumulus 80DF
Thành phần chính là bột lưu huỳnh hoà tan.
Cách sử dụng: Phun với nồng độ 0,3%.
Được sử dụng cho vườn ươm và vườn nhân. Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Phun thuốc lên tán lá khi có 10% cây có lá non nhú chân chim trên vườn. Ngừng phun khi 80% cây có lá ổn định. Phun 2 – 3 lần, với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần vào lúc trời mát, ít gió. Bạn có thể sử dụng thêm phân bón qua lá ở lần phun thứ 2 trở đi.

Tổng hợp
Phương châm phòng bệnh hơn chửa bệnh luôn đúng với mọi loại bệnh hại. Do đó, các bạn cần chú ý phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh đúng kỹ thuật. Đặc biệt phun phòng để đạt hiệu quả tốt nhất.